Trang chủ xem ngày tốt  
""Tình yêu chân thật không phân biệt giai cấp tuổi tác, địa vị danh vọng. Nó san bằng tất cả. Nó là vị thần của tình cảm." Jean Paul Sartre"
  Xem thêm...


 Đăng nhập | Đăng ký | Góp ý | Quảng cáo | Bài viết | Bản in

Xem ngày tháng

Phong thuỷ

Giải trí

Trắc nghiệm vui


RSS: rss feed  Số người đang online


Các bài viết đã đăng



Các bài viết mới nhất


ÁP BẠCH XÍCH
Bài tham khảo về thước lỗ ban (4)
Bài tham khảo về thước lỗ ban (3)
Bài tham khảo về thước lỗ ban (2)
Bài tham khảo về thước lỗ ban (1)
Ngày kiêng thăm bệnh theo quan niệm xưa
Ngày con nước
Cách đơn giản để xem một ngày tốt
Phong thủy và quy hoạch phát triển đô thị(3)
Phong thủy và quy hoạch phát triển đô thị (2)
Phong thủy và quy hoạch phát triển đô thị
Phong tục Việt Nam - Chọn ngày giờ
Phong tục Việt Nam - Giỗ tết, tế lễ
Phong tục Việt Nam - Tang Lễ
Phong tục Việt Nam - Đạo hiếu

Các thảo luận mới nhất


trả lời:Khảo luận về 12 chi thuộc ÂM và Dương
iso 27001 nevada
iso 27001 nevada
metal roofing manalapan fl
metal roofing manalapan fl
HBOMax tv sign in code
Hlep.rr.com
candle boxes wholesale
mom
Anny

ÁP BẠCH XÍCH

ngày đăng: 04/04/2010 05:05:45 AM
Thước đo dương trạch/âm trạch dựa trên thước huyết thống theo quan niệm xưa

ÁP BẠCH XÍCH

(Dựa trên thước huyết thống)

Trích Bài giảng của thầy Trần Mạnh Linh – Hà Nội

Định nghĩa: Là phương pháp xác định kích thước kiến trúc kết hợp giữa bát quái cửu cung ngũ hành và gang huyết thống của gia chủ.

Áp bạch xích gồm 2 loại thước:

-  Xích bạch (尺白).

-  Thốn bạch (寸白).

Đơn vị đo lường thông thường:

-   1 trượng = 3,333m

-  1 xích (thước) = 0,333m

-  1 thốn = 0,0333m

Với đơn vị này thì có 4 loại thước Lỗ Ban như sau:

-  Loại 1 (loại 39): 1 thước = 390mm (dùng cho âm phần)

-  Loại 2 (loại 42): 1 thước = 429mm (dùng dương trạch)

-  Loại 3 (loại 48): 1 thước = 480mm

-  Loại 4 (loại 52): 1 thước = 520mm

Loại 39 và 42 hiện đang được dùng phổ biến ở miền Bắc Việt nam dưới dạng thước  chế sẵn do Đài Loan sản xuất.

Loại 52 ở miền Nam hay dùng.

1. XÍCH BẠCH (尺白):

Trong Xích bạch có hai phép là Thiên phụ quái và Địa mẫu quái.

 

-  Thiên phụ quái là phép Đại du niên bát biến Tìm tuổi có hợp không, dùng để đo kích thước chiều cao và chiều sâu (theo phương thẳng đứng thì dùng phép này).

-  Địa mẫu quái (Tiểu du niên): dùng đo kích thước chiều ngang, dài rộng (phương nằm ngang) của bàn thờ, mồ mả.

a) Phép đo Xích bạch:

Lấy toạ sơn của nhà làm gốc rồi theo đơn vị huyết thống để tính.

Cách lấy toạ sơn (khẩu quyết của Xích bạch):

Toạ sơn

Thiên phụ quái (Chiều cao, sâu)

Địa mẫu quái (Chiều ngang)

Đoài (Đinh, Tị, Dậu, Sửu)

Chấn (Canh, Hợi, Mão, Mùi)

Khôn (Ất)

Khảm (Quý, Thân, Tý, Thìn)

Tốn (Tân)

Cấn (Bính) 

Ly (Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất)

Càn (Giáp)

Tham lang (cát)

Cự môn (cát)

Lộc tồn (hung)

Văn khúc (hung)

Liêm trinh (hung) 

Vũ khúc (cát)

Phá quân (hung)

Phụ bật (O/×)

Vũ khúc (cát)

Liêm trinh (hung)

Phụ bật (O/×)

Phá quân (hung)

Cự môn (cát)

Tham lang (cát)

Văn khúc (hung)

Lộc tồn (hung)

 

b) Thứ tự của Bát tinh (sao)

Dương trạch: Tham – Cự – Lộc – Văn – Liêm – Vũ – Phá – Phụ.

Âm trạch: Phụ – Vũ – Phá – Liêm – Tham – Cự – Lộc – Văn.

c) Xác định đơn vị theo thước huyết

Thước huyết thống lấy theo gang nách (tạo bởi khoảng cách giữa ngón cái và  ngón trỏ)

Đo tay trái (gang nách), đo tay phải (gang nách) xem mỗi bên được bao nhiêu cm,  cộng lại, lấy tổng này làm một xích.

Ví dụ: Gang tay trái đo được 17cm, gang tay phải đo được 18cm, cộn lại là 35cm  lấy làm một thước (xích).

Ví dụ về dương trạch: nhà toạ Tý hướng Ngọ. Có thước là 35cm

Lấy số đo chiều cao:

Thước thứ nhất là Văn khúc (×).

Thước thứ 2 là Liêm trinh (×).

Thước thứ 3 là Vũ khúc (O).

Thước thứ 4 là Phá quân (×).

Thước thứ 5 là Phụ Bật (O/×).

Thước thứ 6 là Tham lang (O).

Thước thứ 7 là Cự môn (O).

Thước thứ 8 là Lộc tồn (×).

Thước thứ 9 là Văn khúc (×).

Như  thước thứ năm Phụ bật 35cm x 5 = 175cm vậy trong khoảng từ 175  đến 210 cm là Tham lang

Lấy số đo theo chiều ngang:

Thước thứ nhất là Phá quân (×).

Thước thứ 2 là Phụ Bật (O/×).

Thước thứ 3 là Tham lang (O).  (Phúc tinh + Quan tinh)

Thước thứ 4 là Cự môn (O). (Thọ tinh)

Thước thứ 5 là Lộc tồn (×).

Thước thứ 6 là Văn khúc (×).

Thước thứ 7 là Liêm trinh (×).

Thước thứ 8 là Vũ khúc (O). (Tài tinh)

Thước thứ 9 là Phá quân (×).

Ví dụ về Âm phần: Mộ toạ Tý hướng Ngọ (phân kim của quan tài)

Lấy chiều sâu của huyệt:

Thước thứ nhất là Văn khúc (×).

Thước thứ 2 là Phụ Bật (O/×).

Thước thứ 3 là Vũ khúc (O).

Thước thứ 4 là Phá quân (×).

Thước thứ 5 là Liêm trinh (×).

Thước thứ 6 là Tham lang (O).

Thước thứ 7 là Cự môn (O).

Thước thứ 8 là Lộc tồn (×).

Thước thứ 9 là Văn khúc (×).

Âm phần bao giờ cũng phải bóc một lớp đất mùn (khoảng 30 đến 40cm) sau đó  mới tính chiều sâu.

Lấy chiều rộng, chiều ngang (Địa mẫu quái):

Thước thứ nhất là Phá quân (×).

Thước thứ 2 là Liêm trinh (×).

Thước thứ 3 là Tham lang (O).  (Phúc tinh + Quan tinh)

Thước thứ 4 là Cự môn (O). (Thọ tinh)

Thước thứ 5 là Lộc tồn (×).

Thước thứ 6 là Văn khúc (×).

Thước thứ 7 là Phụ Bật (O/×).

Thước thứ 8 là Vũ khúc (O). (Tài tinh)

Thước thứ 9 là Phá quân (×).

Âm phần chủ yếu tính chiều sâu chứ không quan tâm đến chiều ngang nhiều lắm. Khi tính được Lộc Mã, Quý nhân thì các số đo phải chuẩn, nếu không nó sẽ khắc  chế. Càng  đi vào phần cao càng  đòi hỏi chính xác. Tất cả  đi thành một hệ thống với nhau.

2. THỐN BẠCH (寸白):

 

Toạ sơn

Thiên phụ quái (Chiều cao)

Địa mẫu quái (Chiều ngang)

Càn (Giáp) 

Đoài (Đinh, Tị, Dậu, Sửu)

Ly (Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất)

Chấn (Canh, Hợi, Mão, Mùi)

Tốn (Tân) 

Khảm (Quý, Thân, Tý, Thìn)

Cấn (Bính) 

Khôn (Ất)

Tứ lục

Ngũ hoàng

Bát bạch (O)

Thất xích

Cửu tử (O)

Nhị hắc

Lục bạch (O)

Tam bích

Nhất bạch (O)

Tứ lục

Nhị hắc

Tam bích

Thất xích

Ngũ hoàng

Bát bạch (O)

Lục bạch (O)

 

Thốn: đốt giữa của ngón tay giữa (như thốn của đông y)

Ví dụ nhà Tý sơn, Ngọ hướng. Tý thuộc Khảm là Nhị hắc

 

 

Chiều cao  (Thiên phụ quái)

Chiều ngang (Địa mẫu quái)

Thốn thứ nhất

Thốn thứ 2 

Thốn thứ 3 

Thốn thứ 4 

Thốn thứ 5 

Thốn thứ 6 

Thốn thứ 7 

Thốn thứ 8 

Thốn thứ 9 

Thốn thứ 10 

Nhị hắc

Tam bích

Tứ lục

Ngũ hoàng

Lục bạch (O)

Thất xích

Bát bạch (O)

Cửu tử (O)

Nhất bạch (O)

Nhị hắc

Ngũ hoàng

Lục bạch (O)

Thất xích

Bát bạch (O)

Cửu tử (O)

Nhất bạch (O)

Nhị hắc

Tam bích

Tứ lục

Ngũ hoàng

 

Ví dụ lấy Lục bạch, người 1 thốn = 2cm thì Lục bạch nằm trong khoảng từ 8cm đến 10 cm là cung tốt (Lấy 2cm nhân với số thứ tự).

Xích 175 đến 210cm là Tham lang (Ví dụ trên) ta sẽ tìm thốn đẹp trong khoản này, như 13cm rơi vào Nhất bạch (Thốn thứ 7) thì 175 + 13 = 188cm.

Nhiều trường hợp Xích xấu thì buộc phải lấy Thốn đẹp. (Có thể hình dung Xích  như là mét, thốn như xăng ti mét)



Chia sẻ cho mọi người: Gửi mail  |  ghi nhớ
# đăng bởi: admin  |  có 43  thảo luận về bài viết này

Các thảo luận đã được đăng


Tham gia ý kiến

Tiêu đề (bắt buộc nhập)
 
Tên của bạn (bắt buộc nhập)
 
Website của bạn
Hãy nhập Số màu tím vào ô bên cạnh:   309   
 để giúp chúng tôi chống lại việc đăng thảo luận bằng máy
Ý kiến thảo luận (bắt buộc nhập)  



 


Thiết kế website |  Cửa hàng điện nước |  Phần mềm SEO Website |  Liên hệ đặt LINK QC